Công ty TNHH Phú Thái Sơn tại thôn Đông, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội hoạt động sản xuất, kinh doanh Bia và Kem được xả thải vảo nguồn nước với chế độ xả thải liên tục, lưu lượng xả nước thải lớn nhất 50m3/ngày đêm, thời hạn của giấy phép là 3 năm.
Công ty TNHH Phú Thái Sơn tại thôn Đông, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội hoạt động sản xuất, kinh doanh Bia và Kem được xả thải vảo nguồn nước với chế độ xả thải liên tục, lưu lượng xả nước thải lớn nhất 50m3/ngày đêm, thời hạn của giấy phép là 3 năm.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Công ty Phú Hưng cho biết, chất thải nguy hại nói trên là bùn ép với khối lượng khoảng 13 tấn được vận chuyển từ KCN tỉnh Bắc Giang về bằng xe tải. Vị này lý giải, thay vì đổ vào trong nhà kho, công nhân công ty đã đổ sai vị trí, đổ ra bãi đất trống đang được san lấp mặt bằng.
Nghi ngờ Công ty Phú Hưng sử dụng chất thải nguy hại từ các nhà máy trong công nghiệp để chôn lấp, C05 đã đào 28 vị trí tại khu vực quanh khu đổ thải để lấy mẫu đất đi xét nghiệm mức độ nguy hại.
Ghi nhận của PV chiều 17.8 cho thấy, vị trí Nhà máy xử lý chất thải rắn Minh Tân của Công ty Phú Hưng nằm sát bờ sông Thải - nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân các xã: Gia Minh, Gia Đức của H.Thủy Nguyên, không có tường vây, rào chắn. Vị trí chất thải nguy hại đổ là một ao ruộng trũng, rộng hàng nghìn mét vuông đang được Công ty Phú Hưng san lấp bằng đủ loại vật liệu, phế thải. Nước trong ao đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sông Thải.
Chiếc xe ô tô đổ chất thải nguy hại được C05 giữ nguyên tại hiện trường.
Được biết Công ty Phú Hưng được Sở KH-ĐT Hải Phòng cấp giấy phép kinh doanh lần đầu 25.12.2008 và đến ngày 26.6.2020 UBND TP.Hải Phòng ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn có quy mô nhà máy rộng 16 ha tại thôn 4, xã Minh Tân, H.Thủy Nguyên. Ngày 24.3, Công ty Phú Hưng được Bộ TN-MT cấp giấy phép môi trường.
Hiện vụ việc đang được C05 điều tra, xử lý theo luật định.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 19.8
Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ TN-,MT vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết.
Sau thông tin Báo Thanh Niên đăng tải tại bài Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng, chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã có văn bản chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các thông tin liên quan.
Phó thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, các cơ quan liên quan phải đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ nói chưa, chủ đầu tư nói đã cấp phép
Tại Hà Tĩnh, ngày 22.4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, cho biết hệ thống đường ống xả thải dài 1,5 km, đường kính 1,5 m được Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho phép lắp đặt để xả nước thải đã qua xử lý của Formosa, nằm trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Theo ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (chủ đầu tư dự án Formosa), mỗi ngày đêm, dự án Formosa xả thải 12.000 m3 nước thải, tuy nhiên nguồn nước này trước khi xả thải ra môi trường đã được xử lý qua quy trình tự động khép kín, đạt tiêu chuẩn của Bộ TN-MT.
Thế nhưng trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT lại khẳng định: “đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”. Theo ông Tùng, việc lấy mẫu nước thải của dự án Formosa để kiểm tra được tiến hành định kỳ 1 lần/quý. Tất cả các lần lấy mẫu kiểm định từ năm 2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn. Kết quả kiểm định các mẫu nước, tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt sẽ được công bố trong vài ngày tới.
Nếu thật sự có một đường ống xả thải như vậy thì nó thật sự là điều hết sức nguy hiểm cho môi trường. Hiện tượng cá chết kéo dài dọc bờ biển miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước biển trên một khu vực rất rộng lớn
TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam
Về thông tin Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống rồi xả ra biển, ông Kiệt thừa nhận, Formosa mới nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Khi sử dụng, hóa chất này có pha với nước để làm loãng và sau khi rửa đường ống, đều được xử lý qua hệ thống mới cho thải ra biển.
Về việc xả thải ra biển của Formosa, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đặt vấn đề, theo nguyên tắc nếu nước thải sau khi xử lý (đạt tiêu chuẩn quy định) được phép thải ra môi trường. Nhưng tại sao họ lại phải đặt ở ngầm dưới đáy biển như vậy? Bộ TN-MT làm thế nào để quản lý nguồn nước mà Formosa thải ra là đúng tiêu chuẩn? “Formosa là một siêu dự án hiện vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và mới chỉ có vài ba nhà máy đi vào hoạt động. Nếu Formosa thật sự là nguyên nhân thì trong tương lai mức độ ô nhiễm môi trường sẽ còn đến mức nào? Một dự án lớn như Formosa cần có đánh giá môi trường chiến lược và từng dự án nhỏ trong đó phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tôi không biết là dự án này có tuân thủ theo các quy tắc đó không. Nếu có, những thông tin như vậy cần phải được công khai ra cho công chúng để những người có chuyên môn góp ý. Thông tin cần phải được minh bạch với người dân. Nếu những thông tin về Formosa được công khai thì chỉ cần nhìn vào các nhà máy nhỏ trong đó hoạt động sản xuất cái gì thì các chuyên gia cũng dễ dàng xác định, khoanh vùng được nguyên nhân gây ô nhiễm”, bà Khanh nói.
TS Lê Phát Quới, Viện Tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết ông quan sát ảnh vệ tinh của Googlemap thấy rằng chất lượng nước ở khu vực Vũng Áng khác so với các nơi khác và biến đổi dài xuống các tỉnh phía nam. “Tôi cho rằng hiện tượng cá chết hiện nay tác động từ khu vực Vũng Áng có thể là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những suy luận bước đầu còn thực tế như thế nào thì cần phải điều tra, phân tích kỹ càng vì nó liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp nên cần phải thận trọng”. Về việc Formosa xây dựng hệ thống xả thải khổng lồ dưới biển, TS Quới khẳng định, theo nguyên tắc nước thải đã qua xử lý được xả ra môi trường phải được đặt “nổi” để các cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi, giám sát chứ không thể đặt “chìm” như vậy. Bởi thông thường các doanh nghiệp chỉ muốn xả thải trực tiếp ra môi trường vì việc xử lý chất thải nước thải rất tốn kém. Nên khi có một đường ống xả thải ngầm, “bí mật” như vậy sẽ không khỏi khiến người ta nghi ngờ về việc xử lý nước thải của họ.
Theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, thông tin về việc có đường ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng khiến ông liên tưởng đến việc Công ty Vedan xả thải trộm ra sông trước kia. Nếu thật sự có một đường ống xả thải như vậy thì nó thật sự là điều hết sức nguy hiểm cho môi trường. Hiện tượng cá chết kéo dài dọc bờ biển miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước biển trên một khu vực rất rộng lớn.
Đoàn công tác của Bộ TN-MT “làm việc bí mật”
Trong khi đó, hôm qua đoàn công tác của Bộ TN-MT đến làm việc với lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (đều đóng tại Khu kinh tế Vũng Áng). Tuy nhiên, báo chí không được tham dự và các thông tin về buổi làm việc cũng không được tiết lộ.
Theo quan sát của PV Thanh Niên, ngày 22.4, dọc bờ biển Vũng Áng, đoạn qua các xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cá, tôm, mực, ghẹ, ốc, ngao, sò vẫn tiếp tục chết dạt vào bờ với mật độ khá dày và bốc mùi hôi thối. Nước biển ở những khu vực này có màu khác thường, đặc biệt tại khu vực gần cảng biển Vũng Áng, nước có màu đen như màu nước xỉ than.
Trước đây, chính quyền nhiều nước, vùng lãnh thổ đã phát hiện và xử phạt nặng nhiều doanh nghiệp, nhà máy bí mật lắp ống xả để đổ chất thải độc hại ra sông, biển, gây tổn hại nặng nề cho môi trường. Hồi đầu tháng này, tòa án ở bang Hawaii (Mỹ) đã phạt Công ty hàng hải Doorae Shipping của Hàn Quốc 950.000 USD vì vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Doorae Shipping là chủ sở hữu tàu chở dầu B.Sky bị phát hiện lén gắn ống xả gần 1.892 lít nước thải chứa dầu ra biển.
Trước đó, Bộ Bảo vệ môi trường Israel vào tháng 3 phạt Công ty lọc dầu Paz Ashdod gần 5 triệu USD vì hành vi cài cắm ống xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra biển, theo trang Sviva.gov.il.
Tại Đài Loan, Cơ quan bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ này (EPA) vẫn đang điều tra vụ nhà máy mạ điện ở TP.Đài Nam sử dụng đường ống ngầm bí mật để dẫn nước thải ra sông Tam Gia, bị phát hiện vào tháng 9.2015. Tờ Taipei Times dẫn kết quả điều tra cho thấy nước thải đổ ra sông chứa đầy hóa chất độc hại. Chủ sở hữu nhà máy đã bị buộc đóng phạt hơn 600.000 USD cũng như đối mặt một cuộc điều tra hình sự. Ngoài ra, EPA cho biết đang chuẩn bị hồ sơ pháp lý để buộc ban lãnh đạo nhà máy chịu chi phí xử lý ô nhiễm dòng sông Tam Gia trong thời gian tới.
Bộ Công thương hôm qua vừa có công văn hỏa tốc tới Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa về việc cử đoàn công tác đến doanh nghiệp này làm việc về tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường. Theo đó, thành phần đoàn công tác gồm có Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp làm trưởng đoàn, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn sẽ bắt đầu kiểm tra từ ngày 26.4, trong đó sẽ kiểm tra thực tế tại các khu vực sản xuất, xử lý chất thải. Bộ Công thương cũng đề nghị phía Hưng Nghiệp Formosa chuẩn bị tài liệu và bố trí lãnh đạo làm việc với đoàn công tác.