Ngẫm Lại Chuyện Đời

Ngẫm Lại Chuyện Đời

Có người ví tình thương của cha mẹ trong cuộc đời này giống như một bản trường ca, có khúc hào hùng, có khúc bi tráng.

Có người ví tình thương của cha mẹ trong cuộc đời này giống như một bản trường ca, có khúc hào hùng, có khúc bi tráng.

Cảm động trước câu chuyện người mẹ kiệt sức nuôi 10 con để đến năm 80 tuổi lại bị ruồng bỏ

Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!

Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ. (Ảnh minh họa)

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.

Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.

Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. (Ảnh minh họa)

Ban đêm, bà lại chẳng nghỉ, đặt lưng một chút cho đỡ mỏi rồi bà lại hì hục dậy đi xay đậu thuê cho nhà hàng xóm để họ làm đậu bán sớm. Bà chẳng nề hà bất cứ một việc gì, ngay cả là bốc vác, những công việc nặng nhọc của đàn ông. Miễn sao, bà lo đủ được cho các con mình. Thậm chí có lúc đói đến hoa mày chóng mặt, bà cũng dám mua lấy một củ khoai, chỉ uống nước lã cầm hơi còn mang tiền về mua thức ăn nuôi con. Nhìn bà vất vả, khổ cực như thế, ai cũng mong rồi sau này khi lớn, con cái bà sẽ hết lòng báo hiếu, rồi bà chẳng có sức mà hưởng. Thế mà...

Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.

- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.

- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.

- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.

Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.

Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:

- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.

Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?

Yêu nhau 7 năm chỉ được làm vợ 1 ngày và câu chuyện đọc rơi nước mắt Không ai ngờ được cuộc đời lại trớ trêu đến như vậy, tôi và anh đã đấu tranh suốt 7 năm ròng rã, vậy mà tôi lại cay đắng chịu mất anh chỉ sau ngày cưới có 1 ngày. Tôi đau đớn ôm anh khóc nức nở. (Ảnh minh họa) Tôi có 1 mối tình kéo dài 7 năm, suốt quãng thời gian...

Đích thân đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh Sư đoàn 312 gọi điện báo cáo trực tiếp với Đại tướng Tổng tư lệnh ở sở chỉ huy Mường Phăng: "Báo cáo Anh, Đờ Cát cùng với cả Bộ chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ đang đứng trước mặt tôi. Hắn vẫn còn cả chiếc gậy “can” và mũ chào mào đỏ. Đờ Cát vẫn còn cấp hiệu trên vai, ta đã kiểm tra kỹ giấy tờ và chữ ký của hắn".

Viên tướng Pháp chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm đã chịu đầu hàng ta, bấy giờ hơi cúi đầu nhìn xuống, một tay buông thõng, một tay chống lên chiếc gậy gỗ, tự để cho mình bị bắt cùng với toàn bộ bộ tham mưu, không ai cầm súng nữa.

Thất bại của chủ nghĩa thực dân, thắng lợi của hòa bình, tự do

Trong ánh chiều vàng rực, theo sự điều động của cán bộ, chiến sĩ ta, đoàn tù binh lố nhố bước ra từ các  hầm hào, được các chiến sĩ ta dẫn giải đi, thành từng hàng dài 2,3 km. Trong đám tù binh ấy, có nhiều tên dần dần hết sợ, lại động viên nhau: “Đi cố lên, về đến trại là yên chí!”.

Viên đại úy tù binh Capeyron nói với cán bộ ta: “Mấy tháng nay, ở giữa một cánh đồng bát ngát mà bây giờ mới được ra thở không khí trong lành, nhìn một khoảng trời rộng rãi. Ở giữa một rừng cây mà hôm nay mới được trông thấy màu lá xanh. Ở bên một dòng sông rộng mà bây giờ mới nhìn thấy nước”.

Tất cả đều thấy mình đã được thoát khỏi cái địa ngục đầy bùn và máu lửa. Niềm vui vì vừa mới được thoát chết sáng lên trên gương mặt của những chiến binh thất trận.

Có đứng giữa cánh đồng Mường Thanh buổi chiều năm ấy, mới thấy hết được cái ý nghĩa của sự thất bại ở Điện Biên Phủ là thất bại của chủ nghĩa thực dân, còn thắng lợi ở Điện Biên Phủ là thắng lợi của hòa bình, tự do.

Nó chấm dứt cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” mà những người Pháp - nam và nữ như Henri Martin, Raymonde Dien từng đã lên án và đấu tranh đòi chính phủ Pháp phải đơn phương chấm dứt từ mấy năm trước, để nước Pháp khỏi hao người tốn của, để xương máu của thanh niên Pháp khỏi bị hy sinh vô ích.

Lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm De Castries chiều 7/5 lịch sử - Ảnh tư liệu (Nguồn ICT News)

Tướng Pháp Marcel Bigeard, nguyên là trung tá chỉ huy một tiểu đoàn dù, người đã quyết liệt chống trả cho đến tận ngày cuối cùng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu nói đầy ý nghĩa với một nhà quay phim nước ngoài: “Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”

Chính tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp rằng: “Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”.

Jules Roy khi viết “Khúc tưởng niệm cho cuộc bại trận ở Điện Biên Phủ” đã nêu câu hỏi: “Lỗi tại ai?”. Và đã tự trả lời: “Trước hết là bởi tại phẩm chất của những con người mà ta phải đối mặt. Các tướng tá trong quân đội của họ không có ai khác những người bình thường, ngoại trừ tuổi tác và số sao gắn trên ve áo. Áo họ cùng một thứ vải may xoàng xĩnh, chân đi cùng một thứ dép cao su, mũ nan đội trên đầu không ai khác ai, và các đại tá cũng cuốc bộ đường trường như lính. Không có những cô thư ký xinh đẹp, những suất ăn đặc biệt dành riêng, những xe ô tô con cắm cờ hiệu nhặng xị, họ là những người chiến thắng!”,

Roy đã đánh giá đúng bản chất khác nhau của người cầm súng ở hai phía. Và thấy đó là nguyên nhân thất bại cho người Pháp.

Những chiếc xe thồ hàng đã trở thành huyền thoại ong chiến dịch - Ảnh tư liệu (Nguồn baoninhbinh.org.vn)

Ông cũng đã thẳng thắn nhìn vào cái nhân tố thứ hai là trí tuệ chiến lược của người chỉ huy tối cao. Ai đã làm tiêu tan cái mộng của Navarre thành lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dụ Việt Minh đưa “biển người” vào lòng chảo, để phi cơ và pháo binh Pháp nghiền nát như bằng “những chiếc cối xay thịt”?. Ai đã không mắc mưu đánh nhanh, thắng nhanh mà đổi sang cách “đánh chắc, tiến chắc”, dùng lối đánh lấn qua các hầm hào, để rồi như từ dưới lòng đất chui lên xộc thẳng vào bắt sống tướng giặc?

Là người từng tham gia cuộc chiến,  Roy còn nói rất đúng rằng: “ Đánh bại tướng Navarrre chính là những chiếc xe đạp thồ được đến 200-300 kg được đẩy đi bằng những con người đói cũng không ăn vào số gạo đưa đi tiếp tế cho quân đội và ngủ nghỉ trên những mảnh nhựa trải dưới đất trên đường đi dài đến hàng mấy trăm cây số”. Đấy là sức mạnh của một cuộc chiến tranh nhân dân được phát động một cách tuyệt vời và khéo léo.

Chính chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là đại tá Pierre Langlais cũng xác nhận trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông, rằng: “Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta”.

Tiếng sấm rền vang ra khắp thế giới

Trong số hơn chục nghìn tù binh ở Điện Biên Phủ, có nhiều người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Xuất phát từ những hoàn cảnh không giống nhau, họ đã có mặt trong các đơn vị được gọi là đơn vị lính lê dương người nước ngoài (légion Etrangère), trong đó có người là dân các nước Bắc Phi, Trung Phi, Trung Âu (Đức, Áo…) là binh sĩ, sĩ quan hoặc hạ sĩ quan.

Về trại dành cho tù binh, tất cả đều không bị đánh đập hay ngược đãi tàn bạo như đã sợ, mà chỉ tai nghe, mắt thấy những điều mới, làm thay đổi cả tâm hồn và nhận thức.

Bộ đội Việt Nam áp giải tù binh Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh tư liệu (Nguồn anninhthudo.vn)

Trong những cuộc nói chuyện, trao đổi ý kiến tự do ở những giờ gọi là “lớp học”, họ được phát biểu, trả lời những câu hỏi đại loại như “Các anh là những chiến binh giỏi, mà sao các anh lại đi đánh cho bọn thực dân, đi đốt phá làng mạc, giết chóc đàn bà trẻ con, những người chưa hề bao giờ sang quấy phá đất nước, làng mạc các anh?”. “Tình cảnh gia đình các anh như thế nào mà các anh lại sang đây làm chiến tranh? Cuộc chiến mà các anh tham gia ở đây là cuộc chiến tranh gì vậy?”.

Có một viên trung úy người Algeria đã phát biểu: “Một cuộc chiến tranh thuộc địa, mình đã nếm đủ. Những mối dây ràng buộc cường quốc thực dân với những dân tộc bị trị đã đứt tung vĩnh viễn rồi!”. Viên sĩ quan ấy đã xin ở lại, vào hàng ngũ Việt Minh, nhưng đã được thân ái khuyên: “Chúng tôi đã làm nghĩa vụ cho đất nước chúng tôi. Các bạn cũng có Tổ quốc, hãy làm nghĩa vụ cho đất nước của các bạn !”.

Và người Algeria ấy, khi được trả tự do, đã trở về Tổ quốc. Anh là Slimane Hoffman. Mấy năm sau, anh tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng Algeria, đã chiến đấu và trở thành một đại tá cục trưởng. Anh đã thực hiện một Điện Biên Phủ ở Tổ quốc mình.

Đó là ý nghĩa thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam. Nó như một tiếng sấm rền vang ra khắp thế giới, mở đầu cho sự tan rã của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu. Người ta không lấy làm lạ khi thấy bao người ở các châu lục xa xôi cùng cất lên những tiếng hô vang đầy sức mạnh: “Hồ, Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Điện Biên Phủ!”.

Và cuốn Từ điển Larousse của Pháp có thêm một mục từ tiếng Pháp mới “Dienbienfuer”, được giải thích là “đánh một đòn quyết định”.Trần Thái Bình(Nhà nghiên cứu sử học, cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)

Bão tố, cướp biển, nợ lương, mắc kẹt ở nước ngoài... - đó là những gian nan, vất vả trong nghề thủy thủ viễn dương, đối lập với ánh hào quang của một thời đã qua.

Rạng sáng 7-10, gần 20 thuyền viên trên tàu Annie Gas 09 (chủ tàu là Công ty TNHH thương mại Quỳnh Anh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) náo loạn vì phát hiện bếp trưởng Nguyễn Đình Hùng, 44 tuổi, mất tích bí ẩn khi tàu đang neo đậu ở gần đảo Batam (thuộc tỉnh Riau Islands, Indonesia). Cho đến nay, thông tin về anh Hùng vẫn bặt vô âm tín. Chúng tôi tìm đến gia đình anh Hùng ở phường Nam Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng vào một buổi chiều đầu đông.

Bố anh Hùng 74 tuổi nằm liệt trên chiếc giường gỗ thả màn. Vợ anh, chị Ngô Thị Tầm, 38 tuổi, dáng người xanh xao, tiều tụy, ánh mắt thẫn thờ. Tâm sự với chúng tôi trong nước mắt, chị cho biết những ngày qua là chuỗi ngày buồn đau, mòn mỏi đợi tin chồng. Mỗi khi nhớ chồng, chị lại đến bàn thờ thắp hương khấn nguyện và cầm chai nhựa chứa nước biển được lấy tại nơi tàu Annie Gas 09 neo đậu. Công việc gắn liền với biển, những lần anh Hùng về thăm nhà đếm trên đầu ngón tay. Lần anh gặp người thân gần đây nhất là ngày 24-9, khi tàu cập cảng Đình Vũ, TP.Hải Phòng.

“Anh Hùng nhà tôi sống rất tình cảm, có trách nhiệm với công việc, đi làm vất vả nhưng luôn lo lắng cho mẹ con tôi ở nhà. Quả thực không có từ nào diễn tả hết nỗi buồn đau của tôi hơn 2 tháng qua nhưng vì là trụ cột trong nhà lúc này nên tôi cố gắng kìm nén không cho mình gục ngã”, chị Tầm chia sẻ. Cậu con trai Nguyễn Đức Mạnh đang học Đại học Bách Khoa Hà Nội chỉ biết động viên mẹ qua điện thoại và tranh thủ về thăm nhà ngày cuối tuần. Câu chuyện đợi tin chồng của chị Tầm chỉ là một trong số nhiều gia đình có người thân là thủy thủ tàu viễn dương bị mất tích.

Vụ tàu Vinalines Queen chở quặng bị chìm sáng 25-12-2011 khiến 22 thủy thủ mất tích. Đến nay, thân nhân của 22 thủy thủ này vẫn đợi tin trong vô vọng.

Nghề thủy thủ viễn dương không như mơ khi hiểm nguy rình rập quanh mạn tàu. Hiện nay, nạn cướp biển hoành hành khiến giới thủy thủ lo lắng trên từng chặng hải trình. Theo ông Phạm Xuân Dũng, thuyền trưởng con tàu 25.000 tấn của một công ty vận tải biển có tiếng ở Hải Phòng, trên thế giới có 3 điểm nóng về nạn cướp biển là vùng biển Đông Nam Á, Tây Phi và vịnh Aden - nơi cướp biển Somalia hoành hành. Khác với cướp biển Somalia thường khống chế tàu để đòi tiền chuộc, cướp biển ở vùng Đông Nam Á thường cướp tài sản rồi rút.

“Vụ tàu chở dầu Sunrise 689 của Công ty CP Đóng tàu thủy sản Hải Phòng bị cướp biển tấn công sau khi rời cảng Horizon (Singapore) hồi đầu tháng 10 vừa qua hay gần đây nhất là vụ một thủy thủ tàu VP Asphalt 2 bị cướp biển bắn chết vào sáng 7-12 khiến vợ con tôi lo lắng, đứng ngồi không yên. Đó cũng là tâm lý chung của người thân các thuyền viên”, ông Dũng tâm sự.

Trước đây, nhiều người dân TP.Hải Phòng truyền miệng câu nói: “Đẹp giai đi bộ không bằng anh rỗ đi “doa” (xe đạp Peugeot). Anh rỗ đi “doa” không bằng anh già đi Cup, Anh già đi Cup không bằng anh cụt Vosco”. Thương hiệu Vosco của Công ty Vận tải biển Việt Nam để chỉ thủy thủ tàu viễn dương. Thời bao cấp, những người thủy thủ được đi khắp nơi, có mức lương “khủng” và kiếm lời lớn từ buôn bán hàng thải loại từ nước ngoài về như ti vi đen trắng, đàn organ, tủ lạnh, xe Cup, máy khâu, quạt điện...

Ông Lê Thanh Sơn (ở phố Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng), có 25 năm làm thuyền trưởng cho nhiều hãng tàu trong và ngoài nước cho biết, thủy thủ viễn dương buôn hàng “một vốn trăm lời chứ không phải bốn lời”. Ngày đó hàng hóa khan hiếm lắm, trong khi tại các bãi rác ở nước ngoài thải đầy xe máy, máy khâu, quạt điện...

Mỗi khi thủy thủ cập cảng là tranh thủ tìm mang về bán kiếm lời. “Nhờ thế mà đời sống của giới thủy thủ hàng hải sung túc hơn hẳn so với các tầng lớp khác. Thủy thủ từng là tiêu chuẩn kén chồng của các cô gái xinh đẹp, có anh từng tán gái bằng... mì chính, xà phòng camay”, ông Sơn nói. Nghề thủy thủ viễn dương chỉ “hot” từ sau năm 1975 cho tới những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng vận tải biển tư nhân đã đẩy lùi ánh hào quang lại phía sau. Nghề thủy thủ hiện ra trần trụi là một nghề nguy hiểm, cực nhọc.

Không chỉ là cướp biển, một nỗi sợ hãi khác ám ảnh người thủy thủ là chuyện... nợ lương, “quỵt” lương và bị mắc kẹt ở nước ngoài. Cuối tháng 10-2012, 22 thủy thủ tàu Cái Lân 4 của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) bị mắc kẹt tại tại cảng Kolkata (Ấn Độ) sau khi giao hàng. Do Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore nhưng chưa trả nên các thủy thủ bị tòa án Ấn Độ bắt giữ làm “con tin”.

Thời điểm ấy, không phải chỉ có tàu Cái Lân 4 bị mắc kẹt ở nước ngoài, rất nhiều con tàu lớn khác cũng lâm tình cảnh tương tự như tàu Hoa Sen, Sea Eagle, New Phoenix ở Trung Quốc, tàu Diamond Way kẹt ở UAE... Hết lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, việc ăn ở của thuyền viên gặp rất nhiều khó khăn. Mọi người sống cầm cự qua ngày bằng mì tôm, rau dại, nhiều người bị ốm.

Chia sẻ về chuyện này, ông Trần Văn Thiệp (thủy thủ đi cùng tàu với ông Phạm Xuân Dũng) cho biết ông đã từng tiếp tế cho một tàu Việt Nam ở Ấn Độ. “Mỗi khi có tàu Việt Nam sang là các thuyền viên lại san sẻ cho anh em ở tàu này một ít đồ ăn, nước uống để sống cầm cự. Nhìn cảnh đồng nghiệp của mình mắt kẹt nơi đất khách quê người đau xót lắm”, ông Thiệp giãi bày. Hiện nay, thủy thủ bị nợ lương, thậm chí là “quỵt lương” đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong mấy năm khủng hoảng vừa qua.

Nhiều người bạn của ông Thiệp đến nay vẫn bị nợ lương từ 6 tháng đến 1 năm. Ông vẫn còn nhớ như in lần bị một công ty vận tải biển tư nhân ở Hải Dương (đã phá sản) nợ 120 triệu đồng tiền lương 4 tháng của năm 2010. Trong chuyến chở hàng sang Indonesia, tàu của ông bị giữ lại nửa năm vì công ty không có tiền trả phí đại lý. Và một ngân hàng đã phải “ra tay” giải cứu tàu trở về.

Từ khoảng năm 1993 trở về sau này là thời điểm “làm công ăn lương” thực sự của giới thủy thủ, không còn chuyện buôn hàng cũ như trước. Tiền lương bị nợ liên tục, không có tiền gửi về gia đình, chuyện cơm áo áp lực đè nặng lên vai những thủy thủ.

Box: Đã từng có bộ phim phản ánh một lát cắt về chuyện đời thủy thủ viễn dương - những người quanh năm lênh đênh giữa trùng dương. Năm 2005, 19 tập phim “Trò đùa của số phận” do đạo diễn Bùi Huy Thuần sản xuất đã bấm máy ở Hải Phòng. Bộ phim thành công, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem cả nước về những hình ảnh tiêu biểu mang nhịp sống của thành phố Cảng như cảnh sông Lấp, chợ Sắt, Cảng Hải Phòng... và đề cập sâu sắc chuyện nghề của thủy thủ viễn dương.