Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều tỉnh Đồng Nai, hiện tại ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều đã phát triển mạnh. Hàng năm, ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều cả nước đạt sản lượng khoảng 80.000 tấn, trong đó xuất khẩu 60.000 tấn, thu về 50 triệu USD. Theo ông Học, hiện mỗi tấn dầu vỏ hạt điều xuất khẩu trị giá 600 USD, trong khi đó, mỗi năm các cơ sở phải loại bỏ toàn bộ vỏ hạt điều sau khi chế biến nhân hạt điều để xuất khẩu, gây lãng phí rất lớn. Do vậy, việc sản xuất dầu vỏ hạt điều không những đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giải quyết các vấn đề về lao động, ô nhiễm môi trường. Đến nay, các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã đạt được sản lượng hàng chục nghìn tấn/năm, tăng hàng chục lần so với ngày mới thành lập. Dầu vỏ hạt điều là nguồn nhiên liệu quý trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, như sản xuất sơn, chất chống gỉ sét, keo dán, bột ma sát làm bố thắng xe máy, ôtô... Thị trường xuất khẩu gần đây cũng mở rộng hơn, ngoài Trung Quốc còn có EU, Nhật Bản..., trong đó, Trung Quốc nhập một lượng lớn dầu vỏ hạt điều từ Việt Nam để tinh chế nhiều sản phẩm khác với giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần dầu thô, bao gồm sản xuất vật liệu kết dính chất lượng cao, các loại sơn cao cấp, vật liệu cách điện, bo mạch sản phẩm điện tử, bột ma sát trong sản xuất bố thắng... Ông Học cho biết thêm hiện nay, trong ngành điều đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới không chỉ mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn mà còn góp phần cung cấp nguồn nguyên, phụ liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Vì ngành chế biến này có nhiều đặc thù, nên doanh nghiệp sản xuất dầu vỏ hạt điều của Đồng Nai rất cần có khu công nghiệp riêng để tập trung sản xuất. Ông Đỗ Cao Nguyên, đại diện cơ sở dầu điều Việt Trung (Xuân Lộc) cho biết thời gian trước, ngành sản xuất hạt điều không hề tính đến giá trị của vỏ hạt điều vì đây là phế phẩm sau chế biến, thường chỉ dùng làm chất đốt. Từ khi có ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều, vỏ hạt điều trở thành nguyên liệu có giá trị. Chính vì vậy, đóng góp của ngành sản xuất mới này không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải. Tương tự, chủ cơ sở dầu điều Nguyễn Thị Nga (Xuân Lộc) cho rằng hiện nay ngày càng nhiều cơ sở, doanh nghiệp nhỏ quan tâm đầu tư sản xuất dầu vỏ hạt điều vì dây chuyền thiết bị để sản xuất 100% là hàng trong nước nên vốn đầu tư không quá nặng mà hiệu quả kinh tế khá cao. Thêm vào đó, chi phí nhân công rẻ vì một dây chuyền sản xuất chỉ cần vài lao động. Trong khi đó, nhu cầu thị trường lớn nên thương lái thường đến tận nơi thu gom hàng. Do đó, sau một thời gian, cơ sở đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc, tăng sản lượng lên gấp 3 lần so với trước nhưng vẫn không đủ hàng cung ứng cho thị trường./.
Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều tỉnh Đồng Nai, hiện tại ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều đã phát triển mạnh. Hàng năm, ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều cả nước đạt sản lượng khoảng 80.000 tấn, trong đó xuất khẩu 60.000 tấn, thu về 50 triệu USD. Theo ông Học, hiện mỗi tấn dầu vỏ hạt điều xuất khẩu trị giá 600 USD, trong khi đó, mỗi năm các cơ sở phải loại bỏ toàn bộ vỏ hạt điều sau khi chế biến nhân hạt điều để xuất khẩu, gây lãng phí rất lớn. Do vậy, việc sản xuất dầu vỏ hạt điều không những đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giải quyết các vấn đề về lao động, ô nhiễm môi trường. Đến nay, các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã đạt được sản lượng hàng chục nghìn tấn/năm, tăng hàng chục lần so với ngày mới thành lập. Dầu vỏ hạt điều là nguồn nhiên liệu quý trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, như sản xuất sơn, chất chống gỉ sét, keo dán, bột ma sát làm bố thắng xe máy, ôtô... Thị trường xuất khẩu gần đây cũng mở rộng hơn, ngoài Trung Quốc còn có EU, Nhật Bản..., trong đó, Trung Quốc nhập một lượng lớn dầu vỏ hạt điều từ Việt Nam để tinh chế nhiều sản phẩm khác với giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần dầu thô, bao gồm sản xuất vật liệu kết dính chất lượng cao, các loại sơn cao cấp, vật liệu cách điện, bo mạch sản phẩm điện tử, bột ma sát trong sản xuất bố thắng... Ông Học cho biết thêm hiện nay, trong ngành điều đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới không chỉ mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn mà còn góp phần cung cấp nguồn nguyên, phụ liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Vì ngành chế biến này có nhiều đặc thù, nên doanh nghiệp sản xuất dầu vỏ hạt điều của Đồng Nai rất cần có khu công nghiệp riêng để tập trung sản xuất. Ông Đỗ Cao Nguyên, đại diện cơ sở dầu điều Việt Trung (Xuân Lộc) cho biết thời gian trước, ngành sản xuất hạt điều không hề tính đến giá trị của vỏ hạt điều vì đây là phế phẩm sau chế biến, thường chỉ dùng làm chất đốt. Từ khi có ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều, vỏ hạt điều trở thành nguyên liệu có giá trị. Chính vì vậy, đóng góp của ngành sản xuất mới này không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải. Tương tự, chủ cơ sở dầu điều Nguyễn Thị Nga (Xuân Lộc) cho rằng hiện nay ngày càng nhiều cơ sở, doanh nghiệp nhỏ quan tâm đầu tư sản xuất dầu vỏ hạt điều vì dây chuyền thiết bị để sản xuất 100% là hàng trong nước nên vốn đầu tư không quá nặng mà hiệu quả kinh tế khá cao. Thêm vào đó, chi phí nhân công rẻ vì một dây chuyền sản xuất chỉ cần vài lao động. Trong khi đó, nhu cầu thị trường lớn nên thương lái thường đến tận nơi thu gom hàng. Do đó, sau một thời gian, cơ sở đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc, tăng sản lượng lên gấp 3 lần so với trước nhưng vẫn không đủ hàng cung ứng cho thị trường./.
Do công ty không nêu rõ công dụng của dầu vỏ hạt điều nên tổ tư vấn không thể trả lời chính xác câu hỏi trên. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trong công nghiệp thi không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hoá thông thuờng khác. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Mặt hàng vỏ hạt điều không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hoá thông thuờng khác. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, mặt hàng vỏ hạt điều thuộc Danh mục phải kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp chi tiết, hình ảnh của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
- Căn cứ Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, mặt hàng của công ty có thể tham khảo các phân nhóm sau:
+ Đối với mặt hàng dầu vỏ hạt điều: công ty có thể tham khảo việc phân loại mã HS vào phân nhóm 15.15 hoặc 15.16 – Tuỳ thuộc vào công đoạn chế biến của hàn hoá.
+ Đối với mặt hàng vỏ hạt điều: công ty có thể tham khảo việc phân loại mã HS vào phân nhóm 23.02- Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng viên hoặc không ở dạng viên, thu được từ quá trình giần, sàng, rây, xay xát hoặc chế biến cách khác từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu, mã số 23024090--Loại khác.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhập khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 và tra cứu thuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014.
Thậm chí trong giai đoạn bão giá hiện tại, vỏ điều đã cứu không ít doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hạt điều.
Từng là cán bộ một công ty chế biến hạt điều, sau khi về hưu, ông N.Đ.Cường (Bình Phước) hùn vốn với vài người bạn thành lập công ty chuyên sản xuất dầu vỏ hạt điều, và hiện là một trong những doanh nghiệp (DN) lớn nhất trong ngành.
Ông Cường kể giai đoạn 2008 - 2009, vỏ điều chỉ là phế phẩm, các công ty chế biến thường cho không hoặc bán cho các lò gạch, lò nung làm chất đốt với giá rẻ như rác. Nhờ tìm hiểu, quan sát thấy các đơn vị nước ngoài đã tận dụng vỏ điều ép lấy tinh dầu, có giá trị cao và tiềm năng lớn, nhóm bạn của ông đã quyết tâm đầu tư.
Tận dụng được càng nhiều thì giá trị của hạt điều càng tăng. Không chỉ DN mà hưởng lợi lớn nhất chính là những người trồng điều. Từ thân đến nhân, đến vỏ, bộ phận nào cũng mang lại giá trị kinh tế.
Theo ông Cường, thực tế cây điều có thể tận dụng không sót bộ phận nào. Vỏ điều thay vì đem đi làm chất đốt thì mang về ép ra dầu, làm chất đốt công nghiệp với giá thành rẻ hơn khoảng 60% so với dầu FO. Ngoài ra còn được chưng cất làm Cardanol sử dụng trong các ngành công nghiệp, kỹ thuật như sử dụng làm chất đốt trong các lò hơi, sản xuất các vật liệu chống mài mòn, bền ma sát, các loại sơn, vécni, keo dán… có lợi nhuận kinh tế cao. Sau đó phần xác vỏ điều còn tiếp tục được sử dụng làm chất đốt thay cho than. Nhờ vậy, giá trị của ngành điều được gia tăng rất nhiều.
“Thời đó tinh dầu điều là hàng độc quyền, rất ít người làm, chi phí đầu tư thì không quá cao vì máy móc, thiết bị có thể sản xuất ngay tại VN nên lợi nhuận cao, công ty lớn mạnh khá nhanh. Chúng tôi xuất khẩu rất nhiều dầu vỏ điều qua các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả khu vực châu Âu. Tất nhiên bây giờ có nhiều DN tham gia nên mức độ cạnh tranh tăng, lợi nhuận không còn được như trước, nhưng nhìn chung giá trị ngành điều của VN đã được nhân lên gấp nhiều lần giai đoạn cách đây khoảng 1 thập niên”, ông Cường nhận định.
Đồng tình, đại diện công ty T., chuyên chế biến dầu điều tại Đồng Nai, cho hay mỗi năm đơn vị xuất khẩu khoảng 6.000 tấn dầu điều và bán trong nước 2.000 tấn bã vỏ điều, hoạt động kinh doanh khá ổn định. Năm nay giá xăng dầu thế giới liên tục tăng nên dầu điều cũng tăng giá. Nhu cầu thị trường nước ngoài cũng khá lớn nhưng đối với công ty vốn quy mô DN nhỏ nên để mở rộng rất khó vì chưa đủ tài chính để đầu tư thêm thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Trong khi đó, đối với các DN chuyên sản xuất chế biến hạt điều như Công ty CP Hoàng Sơn 1, vỏ hạt điều chính là “cứu tinh” giai đoạn vừa qua. Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1, cho biết giá vỏ điều năm nay tăng gấp 3 lần so với những năm trước. Chỉ trong thời gian ngắn, doanh thu từ bán vỏ điều đã đóng góp tới 20% tổng giá trị sản phẩm của công ty, thay vì chỉ khoảng 5 - 10% giai đoạn trước. Đặc biệt trong năm nay, khi giá nhân điều đang giảm mạnh, giá bán vỏ điều lại tăng đã bù khoảng 10% doanh thu, giúp Hoàng Sơn 1 thoát lỗ nặng.
“Tận dụng được càng nhiều thì giá trị của hạt điều càng tăng. Không chỉ DN mà hưởng lợi lớn nhất chính là những người trồng điều. Từ thân đến nhân, đến vỏ, bộ phận nào cũng mang lại giá trị kinh tế”, ông Tạ Quang Huyên nhìn nhận.
Chế biến vỏ hạt điều mang lại hàng trăm triệu USD mỗi năm cho VN
Theo một số DN, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250 - 300 kg nhân và 700 - 750 kg vỏ hạt, từ đó có thể sản xuất được khoảng 154 kg dầu. Dầu điều có thành phần sử dụng trong các loại vật liệu kết dính chất lượng cao, dùng làm chất tạo màng để sản xuất sơn tàu biển hay các loại vật liệu ép, chịu nhiệt, bền hóa chất công nghiệp, ứng dụng trong công nghiệp điện và điện tử... Nhưng hiện các DN trong nước vẫn chủ yếu tập trung sản xuất dầu điều, chưa tập trung chế biến tinh chất dầu Cardanol có giá trị cao hơn. Trong khi nhiều DN Trung Quốc mua dầu điều thô từ VN về tinh chế thành nhiều sản phẩm khác với giá trị kinh tế cao hơn nhiều, trong đó có dầu Cardanol.
Nếu biết tận dụng vỏ trấu làm chất đốt, nông dân sẽ không đốt rơm rạ bừa bãi; nếu biết chế biến ruột cá tra làm thức ăn chăn nuôi, mỡ cá tra làm dầu thì cá tra của VN sẽ không chỉ để xuất khẩu phần phi lê như hiện nay, VN cũng sẽ không phải chi cả tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Không chỉ giá trị sản phẩm được nhân lên nhiều lần, hiệu quả kinh tế tăng cao mà còn giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành nông nghiệp, nông thôn của VN.
Đại diện một DN lý giải do chi phí đầu tư máy móc sản xuất Cardanol khá cao nên họ chưa mặn mà. Tương tự, sản xuất viên nén từ bã vỏ điều để gia tăng lượng xuất khẩu như viên nén gỗ do vận chuyển dễ dàng, sạch sẽ, cũng chưa có nhiều đơn vị sản xuất. Ông Tạ Quang Huyên cho biết dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính giá trị từ các sản phẩm vỏ điều như dầu, bã khô chiếm từ 5 - 15% giá trị của ngành này, dao động khoảng 300 - 400 triệu USD. VN hiện là quốc gia có lợi thế rất lớn để sản xuất dầu điều và hầu như không cạnh tranh với ai. Hiện trên thế giới cũng chỉ có Ấn Độ sản xuất sản phẩm này nhưng chủ yếu tiêu thụ trong nước.
PGS-TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, đánh giá: Không chỉ hạt điều, tất cả các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản đều có thể chế biến, gia công lại các phế phẩm để mang về giá trị kinh tế gia tăng. Đó là mô hình kinh tế tuần hoàn mà các nước phát triển đều đã làm từ lâu. Kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn tăng giá trị sản phẩm.
Tại VN, trước đây tất cả những nguyên liệu này đều bị bỏ phí. Thực chất, công nghệ chế biến phế phẩm không khó, không phải như quá trình sản xuất sinh học, nghiên cứu giống cây, giống con phức tạp và cần nhiều thời gian để thích nghi với môi trường VN. Vì thế giới đã đi trước từ lâu nên chúng ta có thể nhanh chóng thụ hưởng công nghệ có sẵn từ họ. Quan trọng là không ai có tư duy làm.
Người nông dân ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. DN thì khi giá nhân điều, giá hạt cà phê cao, lợi nhuận lớn không ai nghĩ đến chuyện tận dụng phế phẩm, chế biến chúng. Chỉ đến khi giá sản phẩm chính hạ, không còn lợi nhuận thì họ mới buộc phải nghĩ tới chế biến phế phẩm để bù lỗ. Tư duy này cần phải thay đổi và các mô hình kinh tế tuần hoàn như câu chuyện ngành điều cần được nhân rộng cho tất cả các ngành nông, lâm, ngư nghiệp của VN.
“1 ha đất nông nghiệp nếu khai thác tốt mô hình kinh tế tuần hoàn có thể giúp người nông dân thu hoạch 1 tỉ đồng/năm. Cũng trên mảnh đất đó, nếu chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ thấp như dệt may thì chỉ tạo ra 300 triệu đồng/năm. Nhìn đó để thấy lợi ích kinh tế, xã hội to lớn mà kinh tế tuần hoàn có thể mang lại. Chính phủ, mà cụ thể là Bộ NN-PTNT, cần khuyến khích các DN thay đổi tư duy, phát triển kinh tế tuần hoàn bằng cách cho vay vốn ưu đãi, chính sách thủ tục thông thoáng…”, PGS-TS Vũ Trọng Khải nhấn mạnh.
CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TTQ
Địa chỉ : 125C Đường 14, Khu phố Bến Cát, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : 028 6276 3105 - MST : 031 121 7044
Địa chỉ nhà xưởng: 215 Bưng Ông Thoàn, Phường Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức, TP. HCM.
Website : www.maychebiencaphe.com
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.