Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Trả sách giáo trình HKIII (HK hè, Năm học 2022 – 2023) và HKI/ Năm học 2023 – 2024, Mượn sách giáo trình HKII/Năm học 2023 - 2024
Tất cả sinh viên đã mượn sách giáo trình HKIII (HK hè, Năm học 2022 – 2023) và HKI/Năm học 2023 - 2024
II. TRẢ GIÁO TRÌNH HKIII (HK hè, Năm học 2022 – 2023) và HKI/Năm học 2023 - 2024
Thời gian nhận trả sách giáo trình đến hết ngày 04/03/2024
III. MƯỢN GIÁO TRÌNH HKII/Năm học 2023 - 2024
Thời gian cho mượn sách giáo trình từ ngày 08/01/2024 đến hết HKII/Năm học 2023 - 2024
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2023
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: TRƯỜNG TIỂU HỌC B HUỲNH HỮU NGHĨA
PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, TĂNG CƯỜNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG NAM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG !
Để lại số điện thoạiđể được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:1900 7060
Ngày 9/12, Thư viện tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tập huấn cán bộ thư viện cơ sở (đợt 2) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024 cho 85 học viên là cán bộ thư viện các trường học tại ở huyện: Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Thành phố.
Trong 3 ngày (9-11/12), các học viên sẽ được tìm hiểu các chuyên đề, gồm: Triển khai một số văn bản liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số trong công tác thư viện; giới thiệu tổng quan về chuyển đổi số và những nội dung cơ bản trong xây dựng và quản trị thư viện số; xác định các mã sách đang sử dụng trong thư viện; in và dán mã vạch cho sách; biên mục sao chép; quản lý bạn đọc, nhập dữ liệu bạn đọc và in thẻ; lưu thông mượn trả tài liệu và thực hành.
Qua tập huấn, các học viên sẽ được cập nhật những kiến thức trong lĩnh vực thư viện, tổ chức các hoạt động phục vụ hiệu quả công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao kỹ năng khai thác thông tin phục vụ người đọc, khuyến khích và phát triển hoạt động đọc sách tại cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Linh Vũ Thiên Hạ là một bộ truyện dài hơn 3k chương do Vũ Phong sáng tác. Nếu bạn đam mê thể loại tiên hiệp thì đây chắc hẳn sẽ khiến bạn theo dõi ngày đêm từ sáng đến tờ mờ sáng. Câu chữ không quá dài dòng nhưng tình tiết rất hợp lý.Nội dung nói về nhân vật Lục Thiếu Du, linh hồn bị xuyên qua đến thế giới khác, nhập vào thân thể của một thiếu gia không có địa vị phải trải qua cuộc sống không khác gì nô bộc.Tại đây thế giới này lấy Vũ vi cường, lấy Linh vi tôn, nghe đồn khi võ đạo đỉnh phong, linh đạo đạt đến cực hạn có thể phá toái hư không. Lục Thiếu Du mang theo ký ức từ kiếp trước tái sinh, không cam lòng làm một thiếu gia chẳng khác gì củi mục. Và rồi mời các bạn đọc truyện ngay thôi!
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
TUYỂN TẬP THƠ “TÂM TRONG”: KHI 10 NHÀ THƠ HỘI NGỘ Nguyên Giác
Ảnh bìa: tuyển tập thơ Tâm Trong
Hỏi tâm mới thấy tỉnh mê kiếp người…
Đó là thơ của thi sĩ Nguyễn Thanh Huy ở trang 152, trong tập “Tâm Trong” – một tuyển tập thơ đầy đạo vị, và cũng là một cuộc hội ngộ hy hữu, của 10 nhà thơ.
Trong những ngày Xuân, không gì vui hơn là đóng vai độc giả để lắng nghe cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ (và hiển nhiên, may mắn là, ngồi đọc sẽ đỡ mệt nhọc hơn là “khom lưng nhặt hạt bồ đề”)…
Và do vậy, chữ nghĩa của họ rất là phiêu bồng.
Tuyển tập thơ “Tâm Trong” xuất bản bởi NXB Trung Đạo cuối năm 2015, ngay trong Lời Nói Đầu đã giải thích cơ duyên hội ngộ 10 thi sĩ với những hình ảnh rất Thiền vị, rằng đây là một thuận duyên, rằng cái đẹp là quay về chính mình, rằng đây chỉ là bóng nhạn lướt qua sông, hay tựa tơ trời bãng lãng…
Trích Lời Nói Đầu do Bạch Xuân Phẻ viết, như sau:
“Xin cảm ơn! Cuốn sách nằm trong tay của quý vị là một thuận duyên cho tất cả chúng ta đang có mặt với nhau, giữa người đọc và người viết. Nơi đây là sự gặp gỡ giữa những tấm lòng vị tha đang cùng hướng gần đến Chân-Thiện-Mỹ. Ai trong chúng ta đều có những nỗi niềm, kỷ niệm, hoài vọng, ước mơ và hy vọng. Chúng ta đều biết thổn thức, trăn trở, rung động hay cảm nhận trước những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng cái khó hơn là nhận chân những gì đang xảy ra ở trong ta. Cái hay, cái đẹp, phải chăng là sự quay về với chính mình. Cho và nhận tuy hai là một. Nhận và cho tuy một nhưng hai. Vì thế giữa người đọc và người viết không có một khoảng cách, có chăng chỉ là bóng nhạn lướt qua sông hay tựa tơ trời bãng lãng.
Cuốn sách này là một nỗ lực chung để làm văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam ngày càng phong phú hơn và được phát hành qua hệ thống Amazon, và nếu có lợi nhuận (sau khi ấn loát), số tiền lời sẽ được nhà xuất bản làm việc văn hoá xã hội. Tuyển tập này sắp đặt theo thứ tự của họ tên người viết, bao gồm: Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng-Du, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Phúc Sông Hương, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn và Tuệ Lạc. Rất mong sự hoan hỷ và biết ơn của tất cả quý vị, người đọc và người viết…” (trang 5)
Khi 10 thi sĩ gặp nhau -- trong đó có một nhà sư (và là nhà thư pháp nổi tiếng ở San Jose) và hầu hết là các cư sĩ đã gần trọn đời gánh vác Phật sự -- ai cũng sẽ hình dung được rằng, vị cư sĩ thứ 11 sẽ từ mặt đất hiện lên (xin hiểu, đất Tâm) để hoan hỷ, tán thán về hạnh phòng hộ Tâm Trong: đó là khi nhà bình luận Huỳnh Kim Quang bước tới, đọc thơ và giới thiệu qua bài “Vào Cõi Tâm Trong” trên Việt Báo ngày 25-12-2015 – trích như sau:
"...Tâm Trong là lòng sạch như băng tuyết trên đỉnh cao chót vót, là lòng trong sáng rạng ngời như nhật nguyệt trên tầng không bao la vô tận. Như mặt hồ trong và lặng có thể phản chiếu ánh trăng trong sáng tròn đầy, tâm trong lắng xuống những ô trược để phản chiếu tự tánh thanh tịnh hồn nhiên.
“Hồ tâm phẳng lặng lung linh trăng vàng.”
Nhà Phật gọi tâm đó là tâm chúng sinh, gồm có chân và vọng, thật và giả, Phật và chúng sinh. Cái tâm trong đó bao trùm tất cả các pháp, lớn thì như cõi thái hư mười phương pháp giới, nhỏ thì như một hạt bụi vi trần mắt phàm không thấy nổi. Từ tâm đó mà các pháp sinh. Từ tâm đó mà thơ ra đời. Tâm càng trong cảnh hiện càng rõ, càng nguyên sơ. Khi tâm cảnh hòa quyện lấy nhau, thơ sẽ là âm ba, là giai điệu oà vỡ trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Tâm càng trong, thơ càng vi diệu, mượt mà, sâu lắng, rung động lòng người..."(hết trích)
Trước tiên là thơ Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định). Trong loạt Những Bài Thơ Haiku về Trăng, nơi Bài số 5, trang 9, trích:
Lung linh mặt nước động chân nguyên
Hay trong bài Lời Nhắn Tình Yêu, trang 11, họ Bạch viết:
Hay là bài Vô Ngôn, trang 17, họ Bạch viết:
Nhà thơ thứ nhì trong tuyển tập là thi sĩ Hàn Long Ẩn, cũng là nhà thư pháp.
Trong bài Vết Cháy Thời Gian, thi sĩ HLA nơi trang 32 viết:
Ta cắn vỡ thời gian tìm kỷ niệm
Nghe đời mình loang lỗ vết máu xanh
Mùa thu ơi, chiếc lá mục trên cành… (hết trích)
Hay là trong bài “Ở Hai Đầu Sanh Tử” thi sĩ Hàn Long Ẩn viết:
Gánh mãi một niềm đau… (hết trích)
Nhà thơ thứ ba trong tuyển tập là Huyền.
Trong bài thơ tựa đề “Sư đi Sư lại về” nơi trang 65-66, được ghi là “Thay lẵng hoa tang kính dâng Giác linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang,” nhà thơ Huyển viết, trích:
Kế tiếp là nhà thơ Nguyên Lương.
Trong bài Nói Một Lần Thôi, trang 75-76, thi sĩ Nguyên Lương viết, trích:
Tình khô thêm nước mưa…(hết trích)
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng-Du bay bổng hơn.
Trong bài nơi trang 116, NHLD viết, trích:
Đồi trăng suối chảy, tơ đàn mưa bay.
Có con bướm lạ chờ ngày hóa thân. (hết trích)
Hay là bài nơi trang 120, NHLD viết, trích:
Cái tình hư-ảo như sương khói mờ.
Ai ngờ trăng ngủ trên bờ vai em. (hết trích)
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn-Phúc Sông Hương qua bài Buổi Chiều Đàn Trâu Nhớ Con, nơi trang 130 đã viết, trích:
Chiều về gõ gọi trâu. (hết trích)
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thanh Huy (Cổ Ngưu) luôn luôn quan tâm về những cõi bờ sinh tử. Trong bài Xác Thân Rồi Cũng Xa, nơi trang 153, NTH viết:
Xác thân rồi cũng xa... (hết trích)
Kế tiếp là nhà thơ Phan Thanh Cương, trong bài Lời Ru Xanh, trang 168, ghi nhận:
Mà sao thơ không thành. (hết trích)
Trong khi đó, nhà thơ Trần Kiêm Đoàn rất mực lãng mạn, qua bài tựa đề “40 – Valentine” nơi trang 194-195, với ghi chú rằng, “Viết tặng Lê, 40 năm ngày cưới của chúng ta.” Bài thơ trích như sau:
Những mùa Valentine… (hết trích)
Cuối cùng là nhà thơ Tuệ Lạc (Nguyễn Điều).
Trong bài tựa đề Say Trăng, thi sĩ Tuệ Lạc viết, trích:
“...Lắm lúc ta nhìn trăng dưới ao.
Lung linh…không biết ấy trăng nào?
Bấy nhiêu đáy nước, bao gương nguyệt…
Trăng cũng nhiều như những ánh sao?
Trăng ở quê nhà, trăng chứa thơ.
Chừ trăng đất khách, trăng hoang lạnh.
Ta vẫn nhìn trăng, dạ ngẩn ngơ….”
Có thể nói thêm gì về tuyển tập thơ “Tâm Trong”? Nơi đây xin mượn lời nhà phê binh Huỳnh Kim Quang:
“Đọc từng trang của tuyển tập thơ Tâm Trong, tôi thấy như mình đang bước vào một vườn hoa văn học với vô số những kỳ hoa dị thảo đang khoe sắc thắm tươi và tỏa hương ngào ngạt. Đọc từng câu thơ của Tâm Trong lòng tôi cũng nhẹ bớt đi phiền não lao xao của cuộc sống đời thường, và thấy tâm mình cũng trong theo với những vần thơ trong vắt của mười tác giả. Điều may mắn của tôi là có thể đọc được những bài thơ hay của mười tác giả trong một tuyển tập mà không cần phải mất công tìm tòi ở đâu xa để đọc và thưởng thức. Quả tình, nếu không đọc được Tâm Trong thì chưa chắc tôi đã có duyên để đọc thơ của tất cả những nhà thơ có mặt trong tuyển tập thơ này.”
Lời bình trên là đầy đủ vậy. Không dễ có cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ với tâm hồn trong vắt như thế.
Độc giả có thể đọc một số trang và đặt mua tuyển tập này ở mạng Amazon.com.
Loại tài liệu: Tài liệu giấy - Sách, chuyên khảo, tuyển tập
Tác giả: Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao
Nhà Xuất Bản: Cục Lễ tân Nhà nước
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả