Năng lực tư duy là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại 4.0. Giáo dục cần chú trọng tới việc đánh giá đúng năng lực tư duy của mỗi học sinh. Thông qua đó mới có thể phát huy tối qua tố chất và tiềm năng của mỗi người.
Năng lực tư duy là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại 4.0. Giáo dục cần chú trọng tới việc đánh giá đúng năng lực tư duy của mỗi học sinh. Thông qua đó mới có thể phát huy tối qua tố chất và tiềm năng của mỗi người.
Cũng như các kỹ năng khác, để có được kỹ năng tư duy biện chứng, bạn phải rèn luyện thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích rèn luyện tư duy lập luận phản biện trở nên sắc bén và nhanh nhạy hơn:
Hãy nhớ rằng, tư duy phản biện không chỉ là có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề logic, mà còn thể hiện ở thái độ cởi mở và suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Chính vì thế, để thực hành tư duy lập luận phản biện hiệu quả, bạn cần học lắng nghe những gì người khác nói không phán xét. Điều này giúp bạn đồng cảm với suy nghĩ, mong muốn của người tranh luận, để từ đó đưa ra ý kiến phản biện mang tính tích cực và đề xuất phương án thuận lợi cho đôi bên.
Nhằm đảm bảo năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng và có quyết định sáng suốt trong mọi trường hợp, bạn cần nhận thức và loại bỏ những tác nhân gây ra các rào cản hạn chế năng lực tư duy phân tích. Bao gồm:
Nhìn chung, quá trình rèn luyện Tư duy phản biện (Critical Thinking) đòi hỏi mỗi người cần dành thời gian, sự kiên trì và đi theo hướng đúng đắn tiếp cận mọi vấn đề trong cuộc sống rõ ràng. Trong đó, để suy nghĩ thấu đáo, đa chiều và đưa ra lập luận, quyết định sáng suốt nhất, bạn cần thấu hiểu chính mình và phá vỡ được những rào cản trong suy nghĩ của bản thân.
Nếu đang gặp khó khăn trên hành trình rèn luyện tư duy phản biện hay không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy lựa chọn đồng hành cùng LCV – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và phát triển Khai vấn tại Việt Nam từ 2013 theo tiêu chuẩn của ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế) qua chương trình Coaching Education Level 1 hoặc Dịch vụ khai vấn cá nhân (Coaching 1:1) .
Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia đào tạo và khai vấn LCV dày dặn kinh nghiệm, sau khóa học, bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội để phát triển tư duy biện luận:
Tư duy phản biện là một kỹ năng sống được khuyến khích tại các trường học, doanh nghiệp và đời sống hằng ngày. Người có tư duy phản biện thường có những ý tưởng đặc biệt và nổi trội giữa đám đông. Vậy tư duy phản biện là gì? Làm sao để cải thiện tư duy phản biện? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Đây là nhận định sai lầm về tư duy biện luận nhiều người mắc phải. Thực chất, đây là tư duy khách quan – công bằng, xét qua tất cả quan điểm lẫn góc nhìn mà không bảo vệ bất kỳ điều gì. Đồng thời, tư duy biện chứng còn hướng đến việc mở rộng suy nghĩ, chứ không bắt buộc bạn phải bảo vệ mỗi quan điểm có sẵn của mình.
Phản biện được hiểu là quá trình sử dụng lập luận, chứng cứ và logic để bác bỏ hoặc phản đối ý kiến, quan điểm hoặc một tuyên bố nào đó.
“Tư duy phản biện (Critical thinking) là quá trình suy nghĩ cẩn thận về một chủ đề hoặc ý tưởng mà không để cảm xúc hay quan điểm ảnh hưởng đến mình.”
Nói cách khác, đây là quá trình sử dụng tư duy để đưa ra phân tích và những đánh giá hợp lý về một vấn đề hoặc tình huống ở nhiều góc độ khác nhau, không chỉ dựa trên quan điểm cá nhân mà còn dựa trên chứng cứ, lý luận và tính logic. Trong đó, việc đặt câu hỏi, đưa ra luận điểm đáng tin cậy từ những dữ liệu có sẵn được khuyến khích thực hiện, bởi đây là một phương pháp tư duy chủ động và tích cực.
Mỗi người đều có quan điểm riêng, ngay cả những nhà bác học đưa ra những lập luận cũng có quan điểm và thành kiến cá nhân định hình suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi nghe/thấy bất kỳ thông tin nào, trước tiên bạn nên mở rộng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, thay vì vội vàng “trói buộc” bản thân vào quan điểm có sẵn. Tiếp đó, bạn xem xét những điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào. Khi bạn đã đánh giá tất cả thông tin, hãy hình thành kết luận của riêng mình về vấn đề đó.
Khả năng giao tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tư duy biện chứng. Nếu bạn tiến hành một cuộc đối thoại hòa nhã, biết lắng nghe và dẫn dắt câu chuyện sẽ giúp người đối diện dễ dàng thấu hiểu nội dung muốn truyền tải, qua đó tăng tính thuyết phục họ chấp thuận quan điểm bạn đưa ra hơn.
Không chỉ ở lĩnh vực khoa học, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tư duy lập luận phản biện vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau sâu sắc, toàn diện và đưa ra quyết định có cơ sở hợp lý.
Chẳng hạn nếu đang phân vân có nên tham gia một khóa học nào đó, bạn vừa dựa trên những thông tin giới thiệu về nội dung khóa học, vừa tự hỏi những câu hỏi sâu hơn như: Khóa học này dành cho những đối tượng nào? Chi phí có phù hợp với ví tiền? Và quan trọng lợi ích bạn nhận được sau khi kết thúc khóa học có thể ứng dụng vào công việc, đời sống? Thông qua việc trả lời những câu hỏi trên, bạn quyết định được mình có nên tham gia hay không.
Bản chất của tư duy biện chứng là hướng đến các kỹ thuật lập luận tốt để tìm ra và thấu hiểu điều đúng đắn lẫn điều sai lầm. Song, không ít người cho rằng tư duy phản biện là cách để tìm ra lỗi sai trong lời nói của người khác. Việc suy nghĩ sai lầm về loại tư duy này khiến họ vận dụng sai hướng, luôn tìm mọi cách để bắt bẻ lỗi sai mà không suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Điều này vô tình thể hiện tầm vóc kiến thức hạn hẹp, để lộ thái độ ganh đua thiệt hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của bản thân.
Do đó, để hiểu rõ tư duy phản biện (critical thinking) là gì và có hướng vận dụng đúng cách, ta cần tránh những sai lầm như:
Hãy luôn thử nghiệm và kết hợp các phương pháp lại với nhau để tìm ra được phương pháp phù hợp với bản thân mình. Một số phương pháp tư duy phản biện như phân tích SWOT, 5W1H, định hướng ngược…
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm tư duy phản biện là gì cũng như cách để rèn luyện tư duy phản biện. Tư duy phản biện là một công cụ hoàn hảo để tạo nên những bước ngoặt mới cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn thành công trên con đường hoàn thiện bản thân mình!
Có phải bạn nghĩ rằng người sáng tạo khá phóng khoáng, thường vượt ra khỏi các khuôn khổ và có những ý tưởng bay bổng nên rất thiếu logic? Hoặc lo lắng rằng tư duy phản biện vì quá dựa vào logic, lý trí sẽ làm giảm tư duy sáng tạo?
Trên thực tế, tư duy biện chứng chính là nền tảng cốt lõi cho tư duy sáng tạo và cả hai nên được phối hợp song hành cùng nhau. Khi sử dụng các tiêu chuẩn khách quan trong phản biện để phân tích và đánh giá sự vật/sự việc, ta nhận thấy ưu và nhược điểm của chúng. Qua đó tạo cơ hội để ta sáng tạo và tìm ra cách cải tiến hay đưa ra đề xuất mới giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.