Theo hãng nghiên cứu và tư vấn thị trường kỹ thuật số Gartner (Mỹ), năm 2024 tiếp tục sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ của AI. Gartner cho rằng, AI sẽ tạo ra 10% tổng số dữ liệu của thế giới vào năm 2025. Trong khi đó, Goldman Sachs nhận định, AI có thể góp phần giúp GDP toàn cầu tăng lên 7% trong 10 năm tới, tác động to lớn đến các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Theo hãng nghiên cứu và tư vấn thị trường kỹ thuật số Gartner (Mỹ), năm 2024 tiếp tục sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ của AI. Gartner cho rằng, AI sẽ tạo ra 10% tổng số dữ liệu của thế giới vào năm 2025. Trong khi đó, Goldman Sachs nhận định, AI có thể góp phần giúp GDP toàn cầu tăng lên 7% trong 10 năm tới, tác động to lớn đến các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết Việt Nam hiện đã có khoảng 3.800 startups, và 11 startups được định giá trên 100 triệu USD. Hiện có hơn 200 quỹ đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo… Hệ sinh thái của Việt Nam đã có sự bứt phá, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Indonesia). Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có 4 kỳ lân (định giá trên 1 tỷ USD) gồm: VNG, VNPay, Momo và Sky Mavis.
Trong số các xu hướng công nghệ mới như kể trên, Việt Nam có lợi thế và đứng cùng điểm xuất phát với các nước trên thế giới ở nhiều công nghệ mới như Blockchain, AI, Metaverse, Healthtech, Fintech, hay Edtech… Điều này thể hiện ở con số nguồn vốn và số thương vụ đầu tư vào startup Việt khi số vốn rót startup Việt Nam năm 2021 chiếm 13% tổng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, tăng so với mức 8% của năm 2020, đứng thứ 3 về cả tổng giá trị và số thương vụ đầu tư vào startup trong khu vực, sau Indonesia và Singapore (theo báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư và Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures vừa công bố tháng 4/2022).
Trong đó, thanh toán và thương mại điện tử vẫn là hai ngành đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư, điển hình là việc nền tảng thương mại điện tử Việt Nam Tiki (sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng Robot tự động vào quy trình kho vận, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa) đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA dẫn đầu (cuối năm 2021).
Ngành trò chơi trực tuyến (gaming) đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các ngành được đầu tư nhiều nhất nhờ vào sự thành công trên toàn cầu của Sky Mavis cùng sản phẩm Axie Infinity (khi trong năm 2021 công ty này đã gọi vốn hàng trăm triệu USD và trở thành kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ Blockchain của Việt Nam).
Báo cáo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures, cũng cho biết đại dịch Covid-19 tạo nên sự bùng nổ về lượng giao dịch ở một số ngành mới, từ đó dẫn đến mức tăng trưởng vượt bậc về số tiền đầu tư trong những lĩnh vực này. Ba ngành nổi bật nhất bao gồm y tế, giáo dục, và chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng trong năm 2021 lần lượt là 1.016%, 526%, và 205%.
Tổng số giao dịch của các thương vụ trên 10 triệu USD vượt mức 1 tỷ USD, tăng 255% so với năm trước. Trong khi nguồn vốn chảy vào vòng seed tăng lên mức cao kỷ lục cả về số lượng và giá trị thương vụ, thì nguồn vốn chảy vào các vòng sau series A đã trở về mức trước Covid-19. Năm 2021 chứng kiến sự xuất hiện của 5 giao dịch trị giá trên 100 triệu USD trong các lĩnh vực thanh toán, thương mại điện tử và gaming.
Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn khi hiện có hàng chục công ty với định giá vài trăm triệu USD đang phát triển mạnh mẽ và sẽ sớm trở thành những kỳ lân mới trong những năm tiếp theo.
Trong một báo cáo danh sách các doanh nghiệp startup sáng tạo, tăng trưởng nhanh và có tham vọng thành kỳ lân cách đây chưa lâu, Ngân hàng HSBC nhận định Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng Internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ, biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng.
Ông Tình Nguyễn, đồng sáng lập LadiPage, cho rằng Việt Nam hiện có hơn 300 công ty khởi nghiệp sáng tạo, điều này đang giúp Việt Nam thuộc top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp năng động sáng tạo nhất khu vực châu Á. Ngoài ra Việt Nam cũng đang tập trung vào 3 nhóm ngành khởi nghiệp có mức tăng trưởng cao: chăm sóc sức khỏe; công nghệ tài chính; công nghệ bán lẻ; 4 trụ cột khởi nghiệp: kinh doanh; con người; xã hội; công nghệ khác.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, công nghệ sáng tạo sẽ tạo ra tăng trưởng phi thường cho các mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nếu bám đúng trọng tâm 3 xu hướng: chuyển đổi số (với công nghệ điện toán đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G, Internet vạn vật (IoT)…); công nghệ hóa tự động trong sản xuất, công nghệ bồi đắp vật liệu (in 3D), dữ liệu lớn (Big Data)…); khoa học trong sức khỏe và cuộc sống (ngành công nghệ sinh học (Biotechnology), dịch vụ y tế (Healthcare); chế phẩm (vaccine)…
Cụ thể, các công nghệ kết nối kỹ thuật số, được hỗ trợ bởi 5G và Internet vạn vật (IoT), có tiềm năng thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Công ty tư vấn McKinsey nhận định việc triển khai các kết nối nhanh hơn trên nền tảng di động, trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, sản xuất hay bán lẻ có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm từ 1.200 tỷ USD đến 2.000 tỷ USD. Và khả năng kết nối và truyền tải tốt hơn sẽ thúc đẩy những thay đổi lớn trong lĩnh vực từ kinh doanh đến sản xuất (thông qua điều khiển không dây các công cụ điện tử, máy móc và robot).
Cũng theo McKinsey, khoảng một nửa tổng số công việc hiện có có thể được tự động hóa trong vài thập niên tới, khi quá trình tự động hóa cấp độ cao, kết hợp công nghệ thực tế ảo, trở nên phổ biến hơn. Đến năm 2025, hơn 50 tỷ thiết bị sẽ được kết nối với Internet vạn vật công nghiệp (IoT). Robot, các thiết bị tự động hóa, in 3D… sẽ tạo ra khoảng 79,4 zettabyte (79,4 tỷ terabyte) dữ liệu mỗi năm.
Trong một thế giới 4.0, toàn cầu hóa chuyển đổi số và tất cả mọi thứ đề được dữ liệu hóa, cho đến những công nghệ hoàn toàn mới như Blockchain, Metaverse, Web 3.0… thì cơ hội không dành riêng cho một quốc gia nào. Theo các chuyên gia, những công nghệ rất mới sẽ là lợi thế của người trẻ năng động và yêu thích công nghệ như Việt Nam. Ngoài tính “thời thượng” của công nghệ người trẻ Việt dễ bắt nhịp mà bản thân những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước như: hỗ trợ 100% về giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…
Với những lợi thế và tiềm năng trên, doanh nghiệp khởi nghiệp, người trẻ khởi nghiệp Việt sẽ có nhiều cơ hội để có thể hiện thực hóa khát vọng “biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng”, như đánh giá của các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động và khủng hoảng làm chậm sự phát triển chung cho Việt Nam và cả Thế giới. Nhưng bên cạnh đó thì một số lĩnh vực được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ như y học, nghiên cứu sinh học, chế tạo hay đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)
CNTT là một ngành đang trên đà phát triển rất nhanh. Cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng việc làm và công nghệ mới nổi cũng sẽ chuyển dịch mạnh mẽ trong những năm tới. Các xu hướng hiện nay của ngành CNTT đang tiếp tục cải thiện và thể hiện các chức năng mới trong các lĩnh vực như y học, giải trí, kinh doanh, giáo dục, tiếp thị, thực thi pháp luật và hơn thế nữa. CNTT đang phát triển nhanh chóng đến mức những phát minh mới ra đời đều chóng thay thế các dự báo hiện tại.
Định hướng ứng dụng CNTT ở Việt Nam:
Năm 2021, các bộ, ngành và địa phương cần hoàn thành việc ban hành Chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương mình theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tỷ lệ 100% các xã có ít nhất 01 dịch vụ số (y tế, giáo dục, thương mại điện tử,…) phục vụ trực tiếp người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông phải là bộ đi đầu về chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của Bộ; tiếp tục chủ trì tổ chức ra mắt các nền tảng số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình về chuyển đổi số; các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí từ 1-2% tỷ lệ chi ngân sách các cấp (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) cho xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử. Thực hiện các mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đẩy nhanh và triển khai toàn diện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các xu hướng CNTT nổi bật đang ngày càng phát triển hiện nay:
1/ Điện toán đám mây (Cloud computing) – Điện toán đám mây là mạng lưới tài nguyên mà một công ty có thể truy cập và phương pháp sử dụng ổ đĩa kỹ thuật số làm tăng hiệu quả của tổ chức. Theo Forbes, 83% khối lượng công việc của doanh nghiệp sẽ ở trên đám mây vào năm 2020, có nghĩa là năm 2021 xu hướng này sẽ ngày càng gia tăng.
2/ Phân tích dữ liệu lớn (Bigdata) – Dữ liệu lớn là một xu hướng cho phép các doanh nghiệp phân tích các tập hợp thông tin mở rộng để đạt được sự đa dạng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng. Việc kiểm tra dữ liệu để hiểu thị trường và chiến lược đang trở nên dễ quản lý hơn với những tiến bộ trong các chương trình phân tích dữ liệu.
3/ Tự động hóa – Một xu hướng khác trong ngành CNTT là các quy trình tự động. Các quy trình tự động có thể thu thập thông tin từ nhà cung cấp, khách hàng và các tài liệu khác. Các quy trình tự động trong tương lai sẽ mở rộng sang cửa hàng tạp hóa và các phương thức thanh toán tự động khác để hợp lý hóa cũng như tăng cường trải nghiệm của người tiêu dùng.
4/ Trí tuệ nhân tạo (AI) – Đây là một xu hướng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nói đến Công nghiệp 4.0 là nói đến AI. Vì vậy trong tương lai việc phát triển công nghệ AI là một việc không thể thiếu của các công ty CNTT.
5/ Blockchain – Dữ liệu chuỗi khối, là một phương pháp an toàn và nhanh chóng sẽ tiếp tục phát triển phổ biến và được sử dụng vào năm 2021. Hệ thống này cho phép bạn nhập dữ liệu bổ sung mà không cần thay đổi, thay thế hoặc xóa bất kỳ thứ gì. Trong dòng chảy của các hệ thống dữ liệu được chia sẻ như lưu trữ đám mây và tài nguyên, việc bảo vệ dữ liệu gốc mà không làm mất thông tin quan trọng là rất quan trọng.
6/ Internet of Things (IoT) – Là một phong trào mới nổi của các sản phẩm tích hợp WiFi và khả năng kết nối mạng. Ô tô, nhà cửa, thiết bị gia dụng và các sản phẩm khác giờ đây có thể kết nối với Internet, làm cho các hoạt động xung quanh nhà và trên đường trở thành trải nghiệm nâng cao. Việc sử dụng IoT cho phép mọi người bật nhạc rảnh tay bằng một lệnh đơn giản hoặc khóa và mở khóa cửa của họ ngay cả từ khoảng cách xa.
Như vậy, trong năm 2021 và tương lai, CNTT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò rất quan trọng khi ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam và Thế giới.
FUJINET cũng đã nắm bắt những xu hướng này qua việc phối hợp với đối tác tại Nhật để phát triển các dự án liên quan AI, Cloud Computing…. Ngoài ra, R&D Center cũng đang tạo ra những sản phẩm, dịch vụ dựa trên kết quả nghiên cứu về AI, OCR, NLP... góp phần vào sự phát triển bền vững của FUJINET trong tương lai.